Tác dụng của sữa đậu nành
Sữa đậu nành đẹp da
Làn da căng mềm, mịn màng luôn là niềm mơ ước của mỗi phụ nữ, đặc biệt là những ai đang bước dần qua ngưỡng tuổi 30. Chính vì thế, isoflavone và genistein tìm thấy trong đậu nành là phương thức dưỡng da ít tốn kém mà mỗi người phụ nữ có thể dùng hằng ngày để loại trừ tế bào chết dưới da, tăng độ đàn hồi và vẻ khỏe khoắn, đầy sức sống cho làn da của mình.Sữa đậu nành giàu vitamin, dinh dưỡng
Mỗi hạt đậu nành nhỏ bé nhưng lại chứa một lượng chất dinh dưỡng lý tưởng với đầy đủ protein, 8 loại axit amin và các vitamin A, E, B12, kẽm… có tác dụng làm giảm cholesterol, tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa, phòng ngừa loãng xương. Đặc biệt, isoflavone có trong đậu nành – tương tự như estrogen ở nữ giới, giúp chị em phụ nữ ngăn ngừa các bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng…Cải thiện 3 vòng
Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ uống sữa đậu nành liên tục trong ba tháng sẽ thấy rõ sự biến đổi trong vóc dáng, đặc biệt là vùng mỡ bụng khó bảo. 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể có trong sữa đậu nành có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và bài tiết insulin, giúp giảm và duy trì số đo vòng 2 đúng chuẩn.Kéo dài tuổi xuân
Sữa đậu nành chứa một lượng lớn isoflavone nên uống chúng, phái đẹp như được “tiêm” thêm lượng hormone nữ estrogen vào cơ thể, giúp đào thải tế bào chết, kéo dài sinh lực và vẻ đẹp của người phụ nữ.Người bạn của phụ nữ trung niên
Không chỉ có tác dụng tích cực với phụ nữ nói chung, sữa đậu nành là thức uống đặc biệt khuyên dùng với phụ nữ trung niên. 2 ly sữa đậu nành mỗi ngày là liệu pháp giúp phụ nữ mãn kinh giảm căng thẳng tâm lý và những suy giảm về thể chất, phòng ngừa các chứng bệnh phụ khoa thường gặp.Uống nhiều sữa có gây vô sinh ?
Thời gian vừa qua, chúng tôi đã nhận được rất nhiều thư thắc mắc, lo lắng của độc giả về tác dụng của sữa đậu nành đối với nam giới như uống nhiều sữa đậu nành làm giảm tinh trùng, giảm nam tính, con trai biến thành… con gái…
Vì vậy, Góc tư vấn “Sữa Bò Xanh” xin được gởi đến bạn đọc một số thông tin giải đáp những thắc mắc, lo lắng này. Sở dĩ đậu nành bị nghi ngờ là có ảnh hưởng xấu đến nam giới, cụ thể là làm giảm lượng tinh trùng, gây vô sinh hoặc giảm “tính đàn ông” là vì lý do trong thành phần của đậu nành có hoạt chất Isoflavone. Như đã trình bày ở những bài trước, Isoflavone là một hoạt chất có nguồn gốc từ thảo mộc, có cơ chế hoạt động và chức năng gần giống như những hormone nữ trong cơ thể. Tuy nhiên, không vì vậy mà nó gây ảnh hưởng xấu lên nam giới.
Cho tới nay, vẫn chưa có một bằng chứng, một công bố khoa học nào chứng minh đậu nành có tác dụng xấu lên nam giới. Vì vậy, các đấng mày râu hãy cứ yên tâm thưởng thức những món ăn ngon chế biến từ đậu nành hoặc uống sữa đậu nành. Ngoài đặc tính ngon, giàu dưỡng chất, đậu nành còn có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Tiền liệt tuyến là một bộ phận nằm ngay trước ruột và dưới bàng quang, bao quanh niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể) có chức năng sinh ra tinh dịch để bảo vệ cho tinh trùng…
Vì vậy, Góc tư vấn “Sữa Bò Xanh” xin được gởi đến bạn đọc một số thông tin giải đáp những thắc mắc, lo lắng này. Sở dĩ đậu nành bị nghi ngờ là có ảnh hưởng xấu đến nam giới, cụ thể là làm giảm lượng tinh trùng, gây vô sinh hoặc giảm “tính đàn ông” là vì lý do trong thành phần của đậu nành có hoạt chất Isoflavone. Như đã trình bày ở những bài trước, Isoflavone là một hoạt chất có nguồn gốc từ thảo mộc, có cơ chế hoạt động và chức năng gần giống như những hormone nữ trong cơ thể. Tuy nhiên, không vì vậy mà nó gây ảnh hưởng xấu lên nam giới.
Cho tới nay, vẫn chưa có một bằng chứng, một công bố khoa học nào chứng minh đậu nành có tác dụng xấu lên nam giới. Vì vậy, các đấng mày râu hãy cứ yên tâm thưởng thức những món ăn ngon chế biến từ đậu nành hoặc uống sữa đậu nành. Ngoài đặc tính ngon, giàu dưỡng chất, đậu nành còn có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Tiền liệt tuyến là một bộ phận nằm ngay trước ruột và dưới bàng quang, bao quanh niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể) có chức năng sinh ra tinh dịch để bảo vệ cho tinh trùng…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét